), trong đó đã khẳng định rằng Titan đơn thuần chỉ là một bộ đồ robot để mặc bên ngoài, sẽ có một diễn viên ở trong biểu diễn. Để kiểm chứng rõ hơn điều này, tờ The Times của Anh () đã đăng thông tin quảng cáo tuyển người vận hành trong con robot Titan của chính chủ hãng sản xuất.
Nhiều thành viên còn đưa ra bằng chứng so sánh: với những robot hiện đại hàng đầu hiện nay mà ai cũng biết đó chính là chú robot Asimo của Honda, việc đi lại vẫn rất “cứng” và khá khó khăn, trong khi đó robot Titan thì di chuyển rất mềm mại và linh hoạt y như người thật. Hơn nữa, nếu quan sát kỹ sẽ thấy rằng, thiết kế của robot Titan là để chứa một người điều khiển ở bên trong. Thay vì cử động từ vai, hai cánh tay của robot Titan lại được nối bằng 2 ống gân cao su vào cạnh sườn. Hai khớp chân của Titan cũng được nối với nhau bằng một ống gân cao su. Ngoài ra, trên ngực của Titan còn có một tấm gương, vừa phù hợp với vị trí đầu của một người bình thường.
“Tôi nghĩ phần trước ngực robot có tấm gương một chiều để người điều khiển nó quan sát sự vật xung quanh. Mọi người cứ để ý, robot cao 2m4 phần gương cao tầm 1m8 và 2 ống gân nối từ cạnh sườn ra cánh tay robot rất phù hợp với cơ thể một con người bên trong”, thành viên dongsongbang123 phân tích kỹ trên một diễn đàn Tinhte.vn.
Các chuyên gia nói gì?
Khi được hỏi ý kiến về cuộc tranh luận thật-giả của chú robot Titan vừa đến Việt Nam, anh Lê Ngọc Toàn, một chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa cho biết, quả thực với công nghệ hiện tại rất khó để có thể chế tạo một con robot có thể di chuyển một cách linh hoạt và uyển chuyển như Titan. Theo anh Toàn thì hiện tại có 2 công nghệ chuyển động của robot là công nghệ điện và công nghệ thủy lực. Công nghệ mà robot Asimo của Honda sử dụng là công nghệ điện, còn những robot Bigdog hay Patman của Boston Dynamics sử dụng công nghệ thủy lực.
Ở công nghệ điện, do trọng tâm nằm ở hai bàn chân nên các robot loại này di chuyển khá chậm và “cứng”, bàn chân có thể to và di chuyển được nhiều hướng. Trong khi, những robot sử dụng công nghệ thủy lực thì do trọng tâm nằm ở giữa hai chân nên có thể di chuyển nhanh hơn song thiết kế bàn chân phải bé và chỉ có thể di chuyển theo đường thẳng. Đối chiếu với dáng đi rất “người” của Titan thì “không biết nó thuộc vào loại công nghệ nào”- kỹ sư Toàn nói.
Là người đã từng tham quan nhiều triển lãm lớn số 1 thế giới về tự động hóa như IREX Tokyo Nhật Bản, Automatica của Đức, nơi hội tụ hàng trăm nhà sản xuất robot hàng đầu thế giới nhưng chưa bao giờ thấy có xuất hiện robot Titan, anh Toàn cho biết thêm: Ngoài ra, trong bảng xếp hạng robot thành công nhất trong 10 năm trở lại đây do tờ Robotshop công bố năm 2010 thì không hề có mặt Titan.
Có cùng quan điển với kỹ sư Lê Ngọc Toàn, PGS Nguyễn Tăng Cường, Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự chia sẻ: “Thực sự, nếu đây là robot tự động hoàn toàn thì đó là một sản phẩm robot rất đáng nể phục, là đỉnh cao của khoa học công nghệ thế giới, vượt qua cả Asimo- robot tự động hoàn toàn của Honda (Nhật Bản). Tuy nhiên nghiên cứu lĩnh vực robot lâu năm, tôi băn khoăn chưa thấy chú robot Titan này được đăng tải nhiều trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới, cũng chưa có công bố chính thức nếu đây là một công trình khoa học đỉnh cao”.
Phó giáo sư Cường cho hay, qua tìm hiểu, chủ sở hữu của robot Titan là Công ty Cyberstein (Anh), chuyên về biểu diễn giải trí. Họ chỉ đưa robot Titan trình diễn với mục đích trọng tâm là giải trí, trình diễn trong các sự kiện thương mại.
Vì vậy, nhiều khả năng, robot Titan chỉ là một cỗ máy, một bộ khung áo giáp được người điều khiển theo một cách nào đó, có thể qua mạng không dây từ xa, tựa như công nghệ Teleaperation (mổ từ xa). “Nếu vậy, robot Titan không thể so sánh được với robot tự động hoàn toàn, không cần người điều khiển như robot Asimo của Honda. Khoảng cách của 2 loại robot này là trình độ công nghệ rất xa”- Phó giáo sư Cường nhận xét.
Nhiều thành viên còn đưa ra bằng chứng so sánh: với những robot hiện đại hàng đầu hiện nay mà ai cũng biết đó chính là chú robot Asimo của Honda, việc đi lại vẫn rất “cứng” và khá khó khăn, trong khi đó robot Titan thì di chuyển rất mềm mại và linh hoạt y như người thật. Hơn nữa, nếu quan sát kỹ sẽ thấy rằng, thiết kế của robot Titan là để chứa một người điều khiển ở bên trong. Thay vì cử động từ vai, hai cánh tay của robot Titan lại được nối bằng 2 ống gân cao su vào cạnh sườn. Hai khớp chân của Titan cũng được nối với nhau bằng một ống gân cao su. Ngoài ra, trên ngực của Titan còn có một tấm gương, vừa phù hợp với vị trí đầu của một người bình thường.
“Tôi nghĩ phần trước ngực robot có tấm gương một chiều để người điều khiển nó quan sát sự vật xung quanh. Mọi người cứ để ý, robot cao 2m4 phần gương cao tầm 1m8 và 2 ống gân nối từ cạnh sườn ra cánh tay robot rất phù hợp với cơ thể một con người bên trong”, thành viên dongsongbang123 phân tích kỹ trên một diễn đàn Tinhte.vn.
Các chuyên gia nói gì?
Khi được hỏi ý kiến về cuộc tranh luận thật-giả của chú robot Titan vừa đến Việt Nam, anh Lê Ngọc Toàn, một chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa cho biết, quả thực với công nghệ hiện tại rất khó để có thể chế tạo một con robot có thể di chuyển một cách linh hoạt và uyển chuyển như Titan. Theo anh Toàn thì hiện tại có 2 công nghệ chuyển động của robot là công nghệ điện và công nghệ thủy lực. Công nghệ mà robot Asimo của Honda sử dụng là công nghệ điện, còn những robot Bigdog hay Patman của Boston Dynamics sử dụng công nghệ thủy lực.
Ở công nghệ điện, do trọng tâm nằm ở hai bàn chân nên các robot loại này di chuyển khá chậm và “cứng”, bàn chân có thể to và di chuyển được nhiều hướng. Trong khi, những robot sử dụng công nghệ thủy lực thì do trọng tâm nằm ở giữa hai chân nên có thể di chuyển nhanh hơn song thiết kế bàn chân phải bé và chỉ có thể di chuyển theo đường thẳng. Đối chiếu với dáng đi rất “người” của Titan thì “không biết nó thuộc vào loại công nghệ nào”- kỹ sư Toàn nói.
Là người đã từng tham quan nhiều triển lãm lớn số 1 thế giới về tự động hóa như IREX Tokyo Nhật Bản, Automatica của Đức, nơi hội tụ hàng trăm nhà sản xuất robot hàng đầu thế giới nhưng chưa bao giờ thấy có xuất hiện robot Titan, anh Toàn cho biết thêm: Ngoài ra, trong bảng xếp hạng robot thành công nhất trong 10 năm trở lại đây do tờ Robotshop công bố năm 2010 thì không hề có mặt Titan.
Có cùng quan điển với kỹ sư Lê Ngọc Toàn, PGS Nguyễn Tăng Cường, Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự chia sẻ: “Thực sự, nếu đây là robot tự động hoàn toàn thì đó là một sản phẩm robot rất đáng nể phục, là đỉnh cao của khoa học công nghệ thế giới, vượt qua cả Asimo- robot tự động hoàn toàn của Honda (Nhật Bản). Tuy nhiên nghiên cứu lĩnh vực robot lâu năm, tôi băn khoăn chưa thấy chú robot Titan này được đăng tải nhiều trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới, cũng chưa có công bố chính thức nếu đây là một công trình khoa học đỉnh cao”.
Phó giáo sư Cường cho hay, qua tìm hiểu, chủ sở hữu của robot Titan là Công ty Cyberstein (Anh), chuyên về biểu diễn giải trí. Họ chỉ đưa robot Titan trình diễn với mục đích trọng tâm là giải trí, trình diễn trong các sự kiện thương mại.
Vì vậy, nhiều khả năng, robot Titan chỉ là một cỗ máy, một bộ khung áo giáp được người điều khiển theo một cách nào đó, có thể qua mạng không dây từ xa, tựa như công nghệ Teleaperation (mổ từ xa). “Nếu vậy, robot Titan không thể so sánh được với robot tự động hoàn toàn, không cần người điều khiển như robot Asimo của Honda. Khoảng cách của 2 loại robot này là trình độ công nghệ rất xa”- Phó giáo sư Cường nhận xét.
( Theo : baocongthuong )